Chọn chuyên gia tư vấn set-up nhà hàng thế nào?

Vấn đề là bạn phải tìm được đúng chuyên gia có trình độ, khả năng và kinh nghiệm thực sự. Như thế nào thực sự là chuyên gia?

Có những người mà kinh nghiệm nghề nghiệp, thâm niên công tác, trình độ học vấn chuyên ngành, tư duy nghề nghiệp sâu sắc, khả năng và bản lĩnh cao, khả năng sư phạm tốt, yêu ngành nghề tạo nên họ thành những chuyên gia. Họ đã từng kinh qua các vị trí trong ngành, ở các đẳng cấp của ngành. Họ được đào tạo chuyên ngành ở cấp học vấn cao, thậm chí họ đã và đang kinh doanh thành công. Họ là những người có thể tư vấn và thực hiện giúp bạn trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.

Có những người tự giới thiệu mình là chuyên gia, họ cũng đã có quá trình làm việc trong ngành nhà hàng, trải qua vài năm quản lý, có nhiều năm công tác, có bản lĩnh, khả năng nói tốt, có thể tốt nghiệp một vài lớp nghiệp vụ du lịch, nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên điều mà họ thiếu là khả năng sắc bén và sâu sắc trong tư duy về ngành và về quản trị kinh doanh, thiếu các kỷ năng và trình độ thực sự ở cấp quản trị mà phải qua đào tạo và kinh nghiệm mới có.Họ thiếu khả năng lập dự án, kế hoạch kinh doanh. Họ thiếu phương pháp sư phạm truyền đạt kiến thức, thiếu các kỷ năng chuyên nghiệp về quản lý. Thiếu tầm nhìn vĩ mô về ngành và xu hướng của ngành. Họ là những chuyên gia theo kiểu “sống lâu lên lão làng” .

Có những “chuyên gia tự giới thiệu” khác là những nhân viên, người đã từng làm việc trong các khách sạn lớn 4 – 5 sao. Dĩ nhiên cái họ có là kỹ năng làm việc, phục vụ cao cấp, chuẩn mực. Tuy nhiên cái họ thiếu là tầm nhìn và khả năng bao quát, quản trị sâu rộng cần có của một người quản lý, một người tư vấn cho một nhà hàng độc lập, người có thể lập dự án, kế hoạch kinh doanh và thực hiện nó. Ở trong các khách sạn lớn mỗi bộ phận thường có rất nhiều sự hỗ trợ từ các phòng ban chuyên môn, do vậy tính tác nghiệp độc lập không cao như các nhà hàng độc lập. Nếu họ sau khi làm việc trong các khách sạn lớn một thời gian rồi làm việc ở các nhà hàng độc lập thêm nhiều năm, cộng với được đào tạo bài bản chuyên ngành để nâng cao tư duy – họ sẽ có thể trở thành những chuyên gia thực sự.

Bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng: Hãy chọn chuyên gia đầu tiên làm người tư vấn hoặc giám đốc, quản lý và giúp bạn xây dựng công việc kinh doanh nhà hàng, và có thể là người bạn cần trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Bạn hãy chọn những người thứ hai hoặc thứ 3 làm phụ tá, trợ lý trong những bộ phận, chuyên môn nhất định. Vị trí tốt nhất của họ là trưởng bộ phận, giám sát, tổ trưởng. Bạn có thể mong muốn họ phát triển cao hơn nếu họ là người cầu tiến, ham học hỏi và có tâm. Bạn có thể gửi họ tham gia những khoá đào tạo cao hơn để giúp họ có trình độ học vấn cao – nếu bạn đặt niềm tin vào họ.

Định hướng xuyên suốt

Kinh doanh nhà hàng thực ra là nghệ thuật làm hài lòng khách hàng. Khách hàng là mục tiêu, định hướng xuyên suốt để mang lại thành công cho nhà hàng.

Khách hàng thường mong muốn điều gì nhất ở nhà hàng? - Thức ăn ngon - Phục vụ tốt - Không khí thoải mái, vui vẻ, - Giá cả hợp lý.
Ngoài ra: những yếu tố sau cũng rất quan trọng trong sự lựa chọn của khách hàng: - Không gian thiêt kế (ấm cúng, sang trọng, dân dã, thông thoáng...) - Các tiện ích phù hợp (bãi đỗ xe, phòng riêng, sân chơi trẻ em, thanh toán thẻ, ...)
Tâm lý khách hàng, sự thiện cảm cũng dựa nhiều trên ấn tượng ban đầu khi khách hàng đặt chân vào nhà hàng. Vậy những yếu tố nào tạo nên ấn tượng ban đầu? - Vẻ bên ngoài của nhà hàng (qui mô, trang trí...) - Vẻ bên ngoài của đội ngũ nhân viên. - Sự đón tiếp của nhân viên (từ bảo vệ, lễ tân...)
Như vậy - định hướng xuyên suốt của kinh doanh nhà hàng là sự hài lòng, tâm lý, thiện cảm của khách hàng. Điều này còn quyết định tới sự quay lại của khách hàng và sự tryền miệng quảng cáo từ khách hàng này đến khách hàng khác. Rất quan trong - hãy xác định những gì làm khách hàng mục tiêu của nhà hàng mình mong muốn.


Kinh doanh nhà hàng – ngành “lợi dụng vốn”

Bạn mua chịu, bán thu tiền ngay. Bạn đang sử dụng vốn của các nhà cung cấp một cách hoàn toàn hợp pháp! Thịt, cá, mọi loại thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu … từ các nhà cung cấp được đưa đến nhà hàng qua các thoả thuận với chủ đầu tư, phương thức thanh toán thường sẽ là 15 ngày hoặc 30 ngày thanh toán một lần. Thực phẩm, nguyên liệu đó được chế biến thành món ăn, đồ uống bán ngay trong ngày, và dĩ nhiên là thu tiền ngay. Và ngày hôm sau , hoặc vài hôm sau lại tái diễn quy trình đó. Bạn mua chịu – bán thu tiền ngay. Một nghề sử dụng vốn người khác rất hợp pháp!

Kinh doanh nhà hàng không phải là nghề “ăn ngay”

Nhiều nhà đầu tư nhà hàng đặt ra yêu cầu, mong muốn là bắt đầu kinh doanh là phải “ăn ngay” Nhà đầu tư đó nghĩ rằng nhà hàng là nghề “thu ngay”, “ăn ngay”. Nếu bạn nghĩ như vậy, bạn sẽ vô cùng thất vọng và mệt mỏi với thời gian đầu. Bởi các nhà hàng thường đi qua quy trình cơ bản là doanh thu cao tháng trong một hai đầu tiên, sau đó sẽ chững lại rồi giảm đi. Đó chính là lúc thể hiện hoạt động kinh doanh thực của nhà hàng. Đơn giãn là khách hàngcủa những tháng đầu khai trương không nói lên năng lực điều hành kinh doanh, tiếp thị của đội ngũ quản lý, nhân viên nhà hàng. Khách hàng đến với nhà hàng bạn thời kỳ đầu là bạn bè, người quen biết, khách mời, khách qua đường thấy mới khai trương, sự giảm giá , tác động của truyền thông gây tò mò… Nếu nhà hàng của bạn tiếp tục đông khách trong nhiều tháng sau nữa sau ngày khai trương và cứ giữ như vậy. Bạn không mất đi khách ban đầu, ngày càng có nhiều khách quen luôn quay lại nhà hàng bạn, có thể bạn đã làm rất tốt và phát triển được khách, giữ được khách! Tuy nhiên, “hiện tượng” như trên là rất ít! Khi doanh thu theo hình Sin giảm đi, bạn đừng nãn – hãy xem đó là bước tất yếu và hãy chuẩn bị cho vấn đề đó. Hãy tiếp tục huy động mọi nguồn lực, các kế hoạch tiếp thị, kinh doanh để đưa đường Sin đi lên!

Đánh giá bản thân

ẩnTước khi khởi sự bắt đầu thực hiện dự án mở nhà hàng của mình, bạn cần đánh giá bản thân trước để có hướng làm việc hợp lý hơn. Bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Đặc tính tiêu biểu cá nhân
– Bạn có phải là một nhà lãnh đạo hay có tố chất lãnh đạo? Khi quyết định một vấn đề bạn thường có cần người khác giúp?
– Bạn ra quyết định có dễ dàng không?
– Bạn có hứng thú với vấn đề cạnh tranh, thi đấu không?
– Bạn có tính tự giác với các nguyên tắc cá nhân và kỷ luật không?
– Bạn có thường làm việc có kế hoạch không? Sự bốc đồng, nóng vội rất nguy hiểm đối với một người chủ doanh nghiệp.
– Bạn có thích gặp gỡ, giao lưu với nhiều người khác không?
– Bạn có giữ được mối quan hệ với nhiều người trong thời gian lâu dài không?
– Bạn có thể chấp nhận tình trang kinh doanh thấp trong nhiều tháng sau khi khai trương không?
– Bạn có thể uống rượu, bia không?
– Bạn có tính quan sát chi tiết không?
– Bạn có kiến thức về ngành dịch vụ, nhà hàng không?

Các câu hỏi trên gần như là những yếu tố mà người chủ nhà hàng cần có. Nếu bạn trả lời không quá nhiều, bạn phải tính đến việc bạn chỉ sẽ là người đầu tư tiền, còn phần quản lý điều hành kinh doanh bạn phải tìm một người có thể trả lời có cho tất cả các câu hỏi!